Cyprobay tab

    Alt tag

    Thành phần hoạt chất:

    1 viên bao film chứa 500 mg ciprofloxacin dưới dạng hydrochloride.

    Tá dược:

    Lõi viên thuốc: Cellulose microcrystalline, Crospovidone, tinh bột ngô, Magnesium stearate, Silica colloidal anhydrous.

    Vỏ bao phim: Hypromellose, Macrogol 4000, Titanium dioxide (E171)

     

     

    Viên nén bao phim có dạng hình thuôn dài, màu trắng hơi ngả vàng, một mặt khắc “CIP 500”, mặt kia khắc chữ “BAYER”. Viên thuốc có thể bẻ thành hai nửa bằng nhau.

    CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN CÓ PHỨC TẠP VÀ KHÔNG PHỨC TẠP DO CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH NHẠY CẢM VỚI CIPROFLOXACIN.

    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (tùy mức độ nặng nhẹ và vi khuẩn gây bệnh):  

    Ciprofloxacin có thể được dùng trong điều trị viêm phổi do Klebsiella, Enterobacter spp., Proteus spp., Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus spp., Moraxella catarrhalis, Legionella spp. và Staphylococci.

    • Nhiễm khuẩn tai giữa (viêm tai giữa), đặc biệt nếu do vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas aeruginosa hay do Staphylococci.
    • Nhiễm khuẩn  mắt
    • Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng , bao gồm nhiễm trùng thận-bể thận
    • Nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, kể cả viêm phần phụ, bệnh lậu và viêm tiền liệt tuyến
    • Nhiễm khuẩn ổ bụng (như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc đường mật, viêm phúc mạc)
    • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
    • Nhiễm khuẩn xương và khớp
    • Nhiễm khuẩn huyết
    • Nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn (dự phòng) trên bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có giảm bạch cầu).
    • Khử trùng đường ruột có chọn lọc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
    • Dự phòng các nhiễm khuẩn  xâm lấn do Neisseria meningitidis.
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp
      Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có Ciprobay liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng Ciprobay cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
    • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính
      Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có Ciprobay liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng Ciprobay cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
    • Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn

    Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có Ciprobay liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng Ciprobay cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.

     

    Trẻ em

    Ciprofloxacin có thể sử dụng cho trẻ em cho điều trị lựa chọn thứ 2 hoặc thứ 3 trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm thận-bể thận do Escherichia coli (độ tuổi được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng: 1-17 tuổi) và cho điều trị đợt cấp nặng của bệnh xơ nang (cystic fibrosis) phổi đi kèm với Pseudomonas aeruginosa (độ tuổi được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng: 5-17 tuổi).

    Việc điều trị chỉ nên bắt đầu sau khi đã đánh giá cẩn thận giữa lợi ích/nguy cơ có thể có do những biến cố bất lợi liên quan đến khớp và/hoặc các mô xung quanh.

    Các thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em đã được thực hiện trong những chỉ định nêu trên. Đối với những chỉ định khác, kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế.

    Bệnh than do hít phải (sau tiếp xúc) ở người lớn và trẻ em:

    Làm giảm tần suất bệnh mới hoặc sự tiến triển của bệnh sau khi tiếp xúc với trực khuẩn than Bacillus anthracis trong không khí.

    Nên xem xét cẩn thận các chỉ dẫn chính thức đã có về sử dụng thích hợp các kháng sinh.

     

    Liều lượng

    Trừ khi thuốc được kê toa theo cách khác, liều hàng ngày sau đây được khuyến cáo cho:

    Người lớn:

    Bảng 1: Liều khuyến cáo mỗi  ngày của Ciprobay đường uống trên người lớn                                                                                                                         

    Các chỉ định

    Liều mỗi ngày của ciprofloxacin (tính theo mg) đối với Viên nén bao phim Ciprobay

    Nhiễm khuẩn đường  hô hấp dưới bao gồm viêm phổi

    (tùy mức độ nặng nhẹ và vi khuẩn gây bệnh)

    500 mg x 2 lần tới 750 mg x 2 lần

    Nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp, bao gồm nhiễm khuẩn thận – bể thận

    500 mg x 2 lần tới 750 mg x 2 lần

    Nhiễm khuẩn đường sinh dục

    - lậu không phức tạp (bao gồm nhiễm khuẩn bên ngoài bộ phận sinh dục)

    - viêm phần phụ, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn.

     

    500 mg x 1 lần

     

    500 mg x 2 lần tới 750 mg x 2 lần

    Tiêu chảy

    • Salmonella spp
    • Shigella spp
    • Vibero spp

     

    500 mg x 2 lần

    Nhiễm khuẩn khác (xem phần chỉ định)

    500 mg x 2 lần

    Nhiễm khuẩn rất trầm trọng, đe dọa tính mạng, như

    – Nhiễm khuẩn tái phát trong bệnh xơ nang (cystic fibrosis)

    – Nhiễm khuẩn xương và khớp

    – Nhiễm khuẩn huyết

    – Viêm phúc mạc

    Đặc biệt khi có sự hiện diện của Pseudomonas, Staphylococcus hoặc Streptococcus

     

    750 mg x 2 lần

    Bệnh than do hít (sau phơi nhiễm)

    500 mg x 2 lần

    Dự phòng các trường hợp nhiễm khuẩn xâm lấn do Neisseria meningitidis

    500 mg x 1 lần

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp

    250 mg x 2 lần đến 500 mg x 2 lần

    Viêm bàng quang cấp tính không phức tạp

    Liều đơn 500mg

    Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính

    500 mg x 2 lần đến 750 mg x 2 lần

    Viêm xoang cấp tính

    500 mg x 2 lần

    Trẻ em và thiếu niên

    Bảng 2: Liều khuyến cáo mỗi ngày của Ciprobay đường uống ở trẻ em và  thiếu niên

    Chỉ định

    Liều mỗi  ngày của ciprofloxacin (tính theo mg) đối với Ciprobay đường uống

    Các nhiễm khuẩn trong bệnh xơ nang

    20 mg/kg thể trọng x 2 lần

    (tối đa 750mg/liều )

    Các nhiễm khuẩn đường tiểu phức tạp và viêm thận bể thận

    10 - 20 mg/kg thể trọng x 2 lần

    (tối đa 750mg/liều )

    Bệnh than do hít phải (sau tiếp xúc)

    2 x 15 mg/kg thể trọng (tối đa 500 mg/ liều)

    Quên liều

    Nếu bị quên một liều, nên dùng thuốc ngay khi bệnh nhân nhớ ra trong cùng ngày. Không nên dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

    Thông tin thêm trên những bệnh nhân đặc biệt

      Trẻ em và thiếu niên

    Liều dùng khuyến cáo: xem Bảng 2

      Bệnh nhân lớn tuổi (trên 65 tuổi)

    Những bệnh nhân lớn tuổi nên dùng liều càng thấp càng tốt tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và độ thanh thải creatinine (Xem mục “Bệnh nhân suy gan, suy thận”).

      Bệnh nhân suy gan, suy thận

    Người lớn:

    1.   Bệnh nhân suy thận

    Bảng 3: Liều khuyến cáo với bệnh nhân suy thận

    Độ thanh thải creatinin

    [mL/phút/1.73 m2 ]

    Creatinin huyết thanh

    [µmol/l]

    Tổng liều uống mỗi ngày của ciprofloxacin

    30 đến  60

    123.76 đến 167.98

    Tối đa  1000 mg

    Dưới 30

    >176.80

    Tối đa  500 mg

    2.   Các bệnh nhân suy thận đang chạy thẩm tách

    Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30-60 mL/phút/1.73m2 (suy thận vừa phải) hoặc nồng độ creatinin huyết thanh từ 123.76 đến 167.98 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống tối đa hàng ngày là 1000 mg.

    Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30 mL/phút/1.73m2 (suy thận nặng) hoặc creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 176.80 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500 mg  khi thẩm tách, những ngày sau khi thẩm tách.

     

    3.   Bệnh nhân suy thận đang thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis - CAPD)

    Liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500 mg (viên Ciprobay bao phim 500mg x 1 lần hoặc 250 mg x 2 lần).

    4.   Bệnh nhân suy gan

          Trên các bệnh nhân có chức năng gan suy giảm, không cần chỉnh liều.

    5.   Các bệnh nhân suy gan và suy thận

    Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30-60ml/phút/1.73m2 (suy thận mức vừa phải) hoặc nồng độ creatinin huyết thanh từ 123.76 đến 167.98 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 1000 mg.

    Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30 mL/phút/1.73m2 (suy thận nặng) hoặc creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 176.80 µmol/l, liều dùng ciprofloxacin đường uống hàng ngày tối đa là 500 mg.

    Trẻ em

    Chưa có nghiên cứu về liều dùng ở trẻ em có suy giảm chức năng thận và/hoặc suy giảm chức năng gan.

    Cách dùng:

    Dùng đường uống.

    Uống nguyên viên Ciprobay với một ít nước. Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn,

    Nếu uống thuốc lúc bụng đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn. Trong trường hợp này, không nên uống Ciprobay cùng với các sản phẩm từ bơ sữa hay các đồ uống bổ sung khoáng chất (như sữa tươi, sữa chua, nước cam bổ sung thêm calci) (xem mục “Tương tác, tương kỵ của thuốc”)

    Nếu bệnh nhân không thể uống được viên Ciprobay do mức độ trầm trọng của bệnh hoặc các nguyên nhân khác (ví dụ bệnh nhân đang nuôi ăn qua đường truyền), thì nên khởi đẩu điều trị với ciprofloxacin dạng dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Sau đó có thể tiếp tục điều trị với Ciprofloxacin đường uống.

    Thời gian điều trị

    Thời gian điều trị tùy thuộc vào độ nặng của bệnh, diễn biến về lâm sàng và về vi trùng học. Cần điều trị tiếp tục tối thiểu 3 ngày sau khi hết sốt hoặc hết triệu chứng lâm sàng. Thời gian điều trị trung bình:

    Người lớn:

    -     1 ngày đối với bệnh lậu và viêm bàng quang cấp không phức tạp.

    -     đến 7 ngày đối với nhiễm khuẩn thận, đường tiết niệu và ổ bụng.

    -     suốt toàn bộ giai đoạn giảm bạch cầu của bệnh nhân bị giảm sức đề kháng

    -     tối đa 2 tháng trong viêm tuỷ xương

    -     và 7-14 ngày trong tất cả những nhiễm khuẩn khác.

    Điều trị ít nhất 10 ngày trong nhiểm khuẩn do Streptococcus vì nguy cơ xảy ra biến chứng muộn.

    Nhiễm khuẩn do Chlamydia spp. phải được điều trị tối thiểu 10 ngày.

    Trẻ em và thiếu niên

    • Bệnh xơ nang

    Đối với viêm phổi cấp nặng của bệnh xơ nang do nhiễm Pseudomonas aeruginosa ở trẻ em (độ tuổi từ 5 – 17 tuổi), thời gian điều trị là 10 -14 ngày.

    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm thận bể thận

    Đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp hay viêm thận-bể thận do Escherichia coli, thời gian điều trị từ 10 – 21 ngày.

    • Bệnh than do hít phải (sau tiếp xúc) ở người lớn và trẻ em

    Thời gian điều trị với ciprofloxacin là 60 ngày.

     

    Quá mẫn với ciprofloxacin hoặc các fluoroquinolone khác hay bất kỳ các tá dược (xem mục “ Thành phần tá dược”).

    Dùng đồng thời ciprofloxacin với tizanidine  (xem mục “Tương tác, tương kỵ của thuốc”).

     

    Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương.

    Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon bao gồm Ciprobay có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể. Các phản ứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng bệnh nhân. Các phản ứng có hại thường được ghi nhận gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi và các tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn). Các phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng Ciprobay. Bệnh nhân ở bất kỳ tuổi nào hoặc không có yếu tố nguy cơ tồn tại từ trước đều có thể gặp những phản ứng có hại trên.

    Ngừng sử dụng Ciprobay ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Thêm vào đó, tránh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon.

    Nhiễm khuẩn nặng và/hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương và kỵ khí

    Đối với điều trị các nhiễm khuẩn nặng, nhiễm tụ cầu khuẩn (Staphylococci) và nhiễm khuẩn do vi khuẩn ky khí, Ciprobay phải dùng phối hợp với một thuốc kháng khuẩn thích hợp.

    Nhiễm khuẩn phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae

    Không khuyến cáo dùng Ciprobay cho điều trị nhiễm phế cầu khuẩn do hiệu quả chống Streptococcus pneumoniae còn hạn chế.

    Nhiễm khuẩn đường sinh dục

    Nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể do các vi khuẩn Neisseria gonorrhea phân lập kháng thuốc fluoroquinolon. Trong các nhiễm khuẩn đường sinh dục nghi ngờ hay biết do lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoea), điều quan trọng là cần sử dụng các thông tin về tần suất kháng thuốc ciproflocxacin tại địa phương và xác định được độ nhạy cảm với thuốc dựa vào các xét nghiệm.

    Rối loạn tim mạch

    Ciprobay có liên quan đến các trường hợp kéo dài đoạn QT (xem mục “Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Do phụ nữ có xu hướng có khoảng QT dài hơn so với nam giới, nên họ có thể nhạy cảm hơn với các thuốc làm kéo dài khoảng QT. Bệnh nhân cao tuổi cũng có thể nhạy cảm hơn với những tác dụng của thuốc trên khoảng QT. Cần thận trọng khi sử dụng Ciprobay cùng với những loại thuốc có thể làm kéo dài khoảng QT (ví dụ như các thuốc chống loạn nhịp tim loại IA hoặc loại III, các thuốc chống trầm cảm ba vòng, các kháng sinh macrolid, các thuốc chống loạn thần) (xem mục “Tương tác, tương kỵ của thuốc”), hoặc trên những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ  kéo dài khoảng QT hoặc gây xoắn đỉnh (ví dụ như hội chứng khoảng QT dài bẩm sinh, mất cân bằng điện giải chưa được điều chỉnh như tình trạng hạ kali máu hoặc hạ magnesi máu và bệnh lý về tim như suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc nhịp tim chậm).

    Trẻ em và thiếu niên

    Tương tự như các thuốc khác cùng nhóm, Ciprofloxacin đã cho thấy có gây bệnh khớp tại những khớp chịu trọng lực trên động vật chưa trưởng thành (xem mục “ Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Phân tích các dữ liệu an toàn hiện có về sử dụng Ciprofloxacin ở những bệnh nhân dưới 18 tuổi, đa số các trường hợp có bệnh xơ nang, vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về các thương tổn ở sụn và khớp có liên quan đến thuốc.

     Ngoài chỉ định điều trị viêm phổi cấp nặng do bệnh xơ nang gây ra bởi nhiễm Pseudomonas aeruginosa (trẻ em từ 5 – 17 tuổi), các nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm thận-bể thận do Escherichia coli (trẻ em từ 1 – 17 tuổi), và sử dụng cho bệnh than do hít phải (sau phơi nhiễm), thì sử dụng Ciprobay cho các chỉ định khác vẫn chưa được nghiên cứu. Kinh nghiệm lâm sàng cho các chỉ định khác còn hạn chế.

    Quá mẫn

    Trong vài trường hợp, quá mẫn và phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau một liều dùng đầu tiên (xem mục “Tác dụng không mong muốn”) và bác sĩ phải được thông báo ngay lập tức.

    Phản ứng phản vệ/dạng phản vệ trong những trường hợp rất hiếm gặp có thể tiến triển đến sốc đe dọa sinh mạng, trong vài trường hợp xảy ra sau khi dùng lần đầu (xem mục “Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Trong những trường hợp này phải ngưng Ciprobay, cần điều trị nội khoa (ví dụ điều trị sốc).

    Hệ tiêu hóa

    Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài trong hoặc sau khi điều trị, phải tham khảo với bác sĩ do triệu chứng này có thể che dấu một bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng (viêm đại tràng giả mạc đe dọa sinh mạng có thể gây tử vong) cần được điều trị ngay (xem mục “Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Trong những trường hợp này phải ngưng Ciprobay và tiến hành điều trị thích hợp (ví dụ vancomycin, uống 250 mg x 4 lần/ngày). Chống chỉ định dùng những thuốc ức chế nhu động ruột trong trường hợp này.

    Hệ gan mật

    Các trường hợp hoại tử gan và suy gan đe dọa tính mạng đã được báo cáo với Ciprobay. Trong biến cố có bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan (như chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa hoặc căng chướng bụng), cần phải ngừng thuốc (xem mục “Tác dụng không mong muốn của thuốc”).

    Có thể có tăng tạm thời các transaminase, phosphatase kiềm hoặc vàng da do ứ mật, đặc biệt trên các bệnh nhân có tổn thương gan trước đó, những người điều trị bằng Ciprobay, (xem “Tác dụng không mong muốn của thuốc”)

    Bệnh nhược cơCần sử dụng thận trọng Ciprobay trên các bệnh nhân  bị bệnh nhược cơ, do các triệu chứng có thể trầm trọng hơn.

    Viêm gân và đứt gân

    Viêm gân và đứt gân (chủ yếu trên gân Achilles), đôi khi ở cả hai bên, có thể xảy ra với Ciprobay, thậm chí trong vòng 48 giờ điều trị đầu tiên. Các trường hợp này xảy ra trong khoảng thời gian cho đến vài tháng sau khi hoàn thành liệu pháp điều trị đã được báo cáo (xem mục “Tác dụng không mong muốn của thuốc”. Nguy cơ bệnh lý về gân có thể tăng lên ở người cao tuổi trong quá trình hoạt động thể lực vất vả, trên bệnh nhân đang được điều trị đồng thời với các corticosteroid, tren bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân cấy ghép tạng đặc. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của viêm gân (ví dụ sưng đau, viêm), chi bị ảnh hưởng cần được nghỉ ngơi tối đa, nên tránh bất kỳ bài tập vận động nào không phù hợp, cần tham vấn bác sĩ và ngưng điều trị bằng kháng sinh.

    Cần thận trọng khi sử dụng Ciprobay ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn gân có liên quan đến điều trị với fluoroquinolone.

    Động kinh

    Ciprobay, giống như các fluoroquinolon khác, có thể khởi phát cơn co giật hoặc hạ thấp ngưỡng co giật. Ở những bệnh nhân động kinh và bị rối loạn thần kinh trung ương trước đó (ví dụ ngưỡng động kinh thấp, tiền căn động kinh, giảm lưu lượng máu não, cấu trúc não bị tổn thương hoặc đột quị), chỉ nên dùng Ciprobay khi các lợi ích của điều trị nhiều hơn các nguy cơ do những bệnh nhân này có thể bị nguy hiểm vì những tác dụng không mong muốn có thể có trên hệ thần kinh trung ương. Các trường hợp trạng thái động kinh đã được báo cáo (xem mục “ Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Nếu xảy ra co giật, phải ngừng sử dụng Ciprobay.

    Các phản ứng tâm thần

    Các phản ứng trên tâm thần có thể xảy ra thậm chí ngay sau liều đầu tiên của kháng sinh fluoroquinolon, bao gồm cả Ciprobay. Một số hiếm trường hợp, trầm cảm hoặc các phản ứng loạn thần  có thể tiến triển dẫn đến ý tưởng/suy nghĩ tự sát và hành vi tự gây nguy hiểm cho bản thân , ví dụ như các trường hợp cố gắng tự tử hoặc tự tử thành công (xem mục “ Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Trong trường hợp bệnh nhân có tiến triển các phản ứng trên cần ngưng ngay Ciprobay và có các biện pháp điều trị phù hợp.

    Bệnh lý thần kinh ngoại biên

    Đã có báo cáo về các trường hợp có bệnh lý đa dây thần kinh cảm giác hoặc cảm giác vận động dẫn tới dị cảm, giảm cảm giác, loạn cảm hoặc yếu cơ trên các bệnh nhân đang dùng fluoroquinolon, bao gồm cả Ciprobay. Cần khuyên các bệnh nhân đang điều trị Ciprobay phải thông báo cho các bác sỹ  trước khi tiếp tục trị liệu nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh thần kinh như đau, cảm giác bỏng rát, đau nhói, tê hay yếu cơ (xem mục “ Tác dụng không mong muốn của thuốc”).

    Da và các bộ phận liên quan

    Ciprofloxacin đã cho thấy có gây ra các phản ứng nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh nhân đang uống Ciprobay nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím quá nhiều. Nên ngưng điều trị nếu có hiện tượng nhạy cảm ánh sáng (ví dụ phản ứng da giống như phỏng) (xem mục “ Tác dụng không mong muốn của thuốc”).

    Cytochrome P450:     

    Ciprofloxacin được biết là có gây ức chế ở mức độ vừa phải enzym CYP 450 1A2. Cần thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc khác cùng chuyển hoá qua hệ thống enzym (như, theophylline, methylxantines, caffeine, ropinirole, duloxetine, clozapine, olanzapine, agomelatine). Nồng độ trong huyết thanh gia tăng đi kèm với các tác dụng không mong muốn liên quan đến thuốc có thể quan sát thấy do tác dụng ức chế sự thanh thải của các thuốc này qua chuyển hoá, bởi Ciprofloxacin (Xem mục ”Tương tác, tương kỵ của thuốc”).

    Rối loạn đường huyết

    Như với tất cả fluoroquinolones, rối loạn trong glucose máu, bao gồm cả hạ đường huyết và tăng đường huyết đã được báo cáo với Ciprobay. Trên các bệnh nhân được điều trị với Ciprobay, rối loạn đường huyết xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi đang dùng đồng thời với một tác nhân hạ đường huyết dạng uống uống (ví dụ: sulfonylurea) hoặc với insulin. Do đó, khuyến khích theo dõi cẩn thận nồng độ glucose máu đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường (xem "Tác dụng không mong muốn của thuốc").

    Tương tác với các test thử

    Trong các nghiên cứu in vitro, hiệu lực của ciprofloxacin có thể gây ảnh hưởng đến test nuôi cấy Mycobacterium tuberculosis do thuốc ức chế sự tăng trưởng của mycobacterium, gây ra kết quả âm tính giả trong các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đang sử dụng Ciprobay.

     

     

    Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác

    Các thuốc gây kéo dài khoảng QT

    Tương tự như các quinolon khác, cần thận trọng khi sử dụng Ciprobay trên các bệnh nhân đang dùng các thuốc làm kéo dài khoảng QT (ví dụ các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và nhóm III, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các kháng sinh macrolid, các thuốc chống loạn thần) (xem phần ” Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc ”).

    Hình thành Phức hợp chelat hoá

    Dùng đồng thời Ciprobay và các thuốc chứa cation đa hoá trị hay các khoáng chất bổ sung (như calcium, magnesium, nhôm, sắt), các chất gắn phosphate polymer (như sevelamer, lanthanum carbonate), sucralfate hay antacids và các thuốc đệm cao (như viên didanosine) có chứa magnesium, nhôm, calcium sẽ làm giảm hấp thu của ciprofloxacin. Do vậy, nên uống Ciprobay hoặc trước 1-2 giờ hoặc ít nhất là 4 giờ sau khi uống các chế phẩm trên. Không áp dụng các hạn chế này đối với các antacid thuộc nhóm ức chế thụ thể H2.

    Thức ăn và các sản phẩm từ bơ sữa

    Nên tránh dùng đồng thời ciprofloxacin với các sản phẩm từ bơ sữa hay các đồ uống bổ sung khoáng chất (như sữa tươi, sữa chua, nước cam bổ sung calci) vì làm giảm hấp thu của Ciprobay. Tuy nhiên, với calci cung cấp từ bữa ăn thì ảnh hưởng không đáng kể đến sự hấp thu ciprofloxacin.

    Probenecid

    Probenecid cản trở sự bài tiết qua thận của Ciprobay. Dùng đồng thời các thuốc chứa probenecid với ciprofloxacin làm gia tăng nồng độ ciprofloxacin trong huyết thanh.

    Metoclopramide

    Làm tăng hấp thu của ciprofloxacin dẫn đến rút ngắn hơn thời gian đạt đến nồng độ huyết tương tối đa. Không thấy có ảnh hưởng trên tính sinh khả dụng của ciprofloxacin.

    Omeprazole

    Dùng đồng thời ciprofloxacin và các thuốc chứa Omeprazole gây giảm nhẹ nồng độ Cmax và AUC của ciprofloxacin.

    Tizanidine

    Một nghiên cứu lâm sàng trên người khoẻ mạnh cho thấy khi dùng đồng thời với ciprofloxacin thì nồng độ của tizanidine trong huyết thanh tăng lên (nồng độ Cmax tăng 7-lần, trong khoảng giới hạn: 4 tới 21-lần; AUC tăng: 10 lần, trong khoảng giới hạn: 6 tới 24 lần). Đi kèm với tăng nồng độ huyết thanh là tác dụng hạ huyết áp và an thần (xem mục “Cytochrome P450” trong mục “Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”). Không dùng đồng thời các thuốc chứa tizanidine với Ciprobay, xem mục “Chống chỉ định”.

    Theophylline

    Dùng đồng thời ciprofloxacin và các thuốc chứa theophylline có thể gây ra sự gia tăng ngoại ý nồng độ theophylline trong huyết thanh. Điều này có thể gây ra tác dụng không mong muốn do theophylline, trong rất hiếm các trường hợp các tác dụng không mong muốn này có thể đe dọa sinh mạng hoặc gây tử vong. Nếu buộc phải dùng đồng thời hai loại thuốc này, thì nên kiểm tra nồng độ theophylline trong huyết thanh và giảm liều theophylline thích hợp (Xem mục “Cytochrome P450” trong mục “Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”).

    Các dẫn xuất xanthine khác

    Đã có báo cáo về tăng nồng độ các dẫn xuất xanthine trong huyết thanh khi dùng đồng thời ciprofloxacin với các thuốc có chứa caffeine hoặc pentoxifylline (oxpentifylline).

    Phenytoin

    Thay đổi nồng độ huyết thanh của phenytoin (tăng hoặc giảm) đã được quan sát trên các bệnh nhân dùng đồng thời Ciprobay và phenytoin. Để tránh làm giảm sự kiểm soát co giật do giảm nồng độ phenytoin và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn do quá liều phenytoin, thì khi ngừng dùng Ciprobay trên bệnh nhân sử dụng đồng thời cả hai thuốc, cần giám sát điều trị phenytoin bao gồm cả đo nồng độ phenytoin huyết thanh, trong và ngay sau liệu trình phối hợp Ciprobay và phenytoin

    Methotrexate

    Sự vận chuyển của methotrexate trong ống thận có thể bị ức chế khi dùng đồng thời với Ciprobay và làm tăng nồng độ của methotrexate trong huyết thanh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng độc hại liên quan đến methotrexate. Do đó cần theo dõi bệnh nhân chặc chẽ khi dùng đồng thời với Ciprobay.

    NSAID

    Các nghiên cứu trên động vật cho thấy phối hợp fluoroquinolone (các chất ức chế men gyrase) liều rất cao với một số thuốc kháng viêm không steroid (ngoại trừ acetylsalicylic acid) có thể gây ra co giật.

    Cyclosporin

    Người ta ghi nhận có sự gia tăng thoáng qua nồng độ creatinine huyết thanh khi dùng đồng thời ciprofloxacin và các thuốc chứa cyclosporin. Vì vậy, cần phải theo dõi thường xuyên nồng độ creatinine huyết thanh (hai lần/ tuần) trên những bệnh nhân này.

    Các chất đối vận vitamin K

    Việc dùng đồng thời Ciprobay với thuốc đối vận vitamin K có thể làm tăng tác dụng chống đông của thuốc này. Nguy cơ này có thể thay đổi với bệnh nền nhiễm khuẩn, tuổi và tổng trạng của bệnh nhân, do đó rất khó đánh giá sự góp phần của ciprofloxacin vào việc làm tăng INR (international normal ratio). Cần kiểm tra INR thường xuyên trong và ngay sau khi điều trị Ciprobay cùng với các chất đối vận vitamin K (ví dụ như warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon hoặc fluindione).

    Duloxetine

    Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng dùng đồng thời duloxetine với các chất ức chế mạnh CYP450 1A2 isozyme như fluvoxamine có thể làm tăng AUC và Cmax của duloxetine. Mặc dù hiện tại chưa có dữ liệu lâm sàng về khả năng tương tác với ciprofloxacin, nhưng các tác dụng tương tự khi dùng đồng thời được cho là có thể xảy ra (xem mục “Cytochrome P450” trong mục “Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”).

    Rophinirole

    Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy việc sử dụng đồng thời ropinirole với ciprofloxacin, chất ức chế vừa phải isozyme CYP 450 1A2, sẽ làm tăng Cmax, và AUC của ropinirole lần lượt là 60% và 84%. Nên theo dõi điều chỉnh liều gây các tác dụng không mong muốn liên quan đến ropinirole trong và ngay sau khi dùng phối hợp thuốc này với Ciprobay (xem mục “Cytochrome P450” trong mục “Cảnh báo Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”).

    Lidocaine

    Nghiên cứu trên người khoẻ mạnh đã chứng minh khi dùng các thuốc chứa lidocaine, thuốc ức chế isozym CYP450 1A2 vừa phải, cùng với ciprofloxacin làm giảm độ thanh thải của lidocaine tĩnh mạch xuống 22%. Tuy điều trị lidocaine có dung nạp tốt nhưng có khả năng tương tác với ciprofloxacin đi kèm với các tác dụng ngoại ý có thể xảy ra khi dùng đồng thời với nhau.

    Clozapine

    Nồng độ clozapine và N-desmethylclozapine  tăng tương ứng 29% và 31% sau 7 ngày dùng phối hợp ciprofloxacin 250mg và clozapine. Cần theo dõi lâm sàng và hiệu chỉnh liều clozapine thích hợp trong và ngay sau khi phối hợp Ciprobay với clozapine (xem mục “Cytochrome P450” trong mục “Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”).

    Sildenafil

    Nồng độ Cmax và AUC của sildenafil tăng xấp xỉ gấp hai lần trên người khoẻ mạnh sau khi uống đồng thời 50mg thuốc này  và 500mg ciprofloxacin. Do đó, cần thận trọng và cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi kê đơn phối hợp Ciprobay với sildenafil.

    Agomelatine

    Trong các nghiên cứu lâm sàng, người ta đã chứng minh rằng fluvoxamine, thuốc ức chế mạnh isoenzyme CYP450 1A2, ức chế chuyển hóa agomelatine một cách đáng kể làm tăng nồng độ của agomelatine gấp 60 lần. Mặc dầu hiện chưa có dữ liệu lâm sàng cho khả năng tương tác với ciprofloxacin, một thuốc ức chế CYP450 1A2 mức độ trung bình, nhưng các tác dụng tương tự được cho là có thể xảy ra khi dùng chung với nhau (xem Cytochrome P450 trong mục “Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).

    Zolpidem

    Dùng chung với ciprofloxacin có thể làm tăng nồng độ zolpidem trong máu, không khuyến cáo sử dụng đồng thời.

     

     

    Phụ nữ có thai

    Các dữ liệu hiện có về việc sử dụng ciprofloxacin trên phụ nữ mang thai cho thấy không có độc tính gây dị tật cũng như độc tính trên thai/trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu trên động vật cũng không cho thấy độc tính trên sinh sản. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trên động vật, không thể loại trừ thuốc có thể gây tổn thương sụn khớp trên thai chưa trưởng thành (xem “Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng”), do vậy không khuyến cáo sử dụng Ciprobay trong thai kỳ.

    Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy bất kỳ bằng chứng tác dụng gây quái thai (dị tât) (xem mục “Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng”).

    Phụ nữ cho con bú

    Ciprofloxacin được bài tiết qua sữa mẹ. Không khuyến cáo  sử dụng Ciprobay  cho bà mẹ trong thời kỳ cho con bú do nguy cơ có thể gây tổn thương khớp. Nên ngừng cho con bú khi sử dụng Ciprofloxacin (xem mục “Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng”).

     

    Fluoroquinolone, bao gồm ciprofloxacin có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc do tác dụng lên hệ thần kinh trung ương (CNS) (Xem mục “Tác dụng không mong muốn của thuốc”). Đặc biệt khi uống rượu kèm theo.

    Các tác dụng phụ (ADRs) thường gặp nhất dựa trên tất cả các nghiên cứu lâm sàng về ciprofloxacin (uống, tiêm truyền) được phân loại theo các xếp loại III của CIOMS về tần suất (toàn bộ n=51621 bệnh nhân).

    Tần xuất các tác dụng không mong muốn báo cao khi dùng Ciprobay được tóm tắt trong bảng dưới đây. Trong mỗi nhóm, tác dụng không mong muốn được trình bày theo mức độ nghiêm trọng giảm dần.

    Tần suất được mô tả như sau:

    Rất thường gặp (≥ 1/10);

    thường gặp (≥ 1/100 và ≤ 1/10);

    không thường gặp (≥ 1/1,000 và ≤ 1/100);

    hiếm gặp (≥ 1/10,000 và ≤ 1/1,000); rất hiếm gặp (≤ 1/10,000);

    Những tác dụng không mong muốn chỉ được phát hiện trong quá trình theo dõi sau khi lưu hành thuốc, và là những tác dụng không ước tính được tần xuất, được liệt kê trong phần “Không rõ”.

    Bảng 4: Các tác dụng không mong muốn

    Hệ cơ quan

    Thường gặp

    Không thường gặp

    Hiếm gặp

    Rất hiếm gặp

    Không rõ

    Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh

     

    Bội nhiễm nấm

    Viêm ruột đại tràng do kháng sinh (rất hiếm khi gây tử vong)

       

    Rối loạn hệ huyết và bạch huyết:

     

    Tăng bạch cầu ưa eosin

    Giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu,

    Thiếu máu tán huyết, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu (đe doạ tính mạng), giảm tuỷ xương (đe doạ tính mạng)

     

    Rối loạn hệ miễn dịch

       

    Phản ứng dị ứng, phù dị ứng/phù mạch

    Phản ứng phản vệ, shock phản vệ (đe doạ tính mạng), phản ứng giống bệnh huyết thanh.

     

    Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng

     

    Giảm sự thèm ăn và giảm  ăn

    Tăng đường máu

    Hạ đường huyết

       

    Rối loạn tâm thần

     

    Tăng hoạt động tâm thần vận động/ kích động

    Lú lẫn và mất định hướng, phản ứng lo lắng, giấc mơ bất thường, trầm cảm (có thể có khả năng tiến triển thành hành vi tự gây thương tích ví dụ như có ý tưởng/suy nghĩ và nỗ lực tự sát hoặc tự sát thành công ), ảo giác

    Phản ứng loạn tâm thần (có thể có khả năng tiến triển thành hành vi tự gây thương tích, ví dụ như có ý tưởng/suy nghĩ và nỗ lực tự sát hoặc tự sát thành công)

     

    Rối loạn hệ thần kinh

     

    Đau đầu, choáng váng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vị giác

    Dị cảm và rối loạn cảm giác, giảm cảm giác, run, co giật (bao gồm cả trạng thái động kinh), chóng mặt

    Đau nửa đầu, rối loạn điều phối, rối loạn khứu giác, tăng cảm giác, tăng áp lực nội sọ (giả u não)

    Bệnh lý dây thần kinh ngoại biên và bệnh đa dây thần kinh

    Rối loạn về mắt

       

    Rối loạn thị lực

    Rối loạn màu sắc

     

    Rối loạn về tai và mê đạo

       

    Ù tai, giảm thính lực

    Tổn thương thính lực.

     

    Rối loạn về tim

       

    Tim đập nhanh

     

    Đoạn QT kéo dài, loạn nhịp thất, xoắn đỉnh *

    Rối loạn mạch máu

       

    Giãn mạch, hạ huyết áp, ngất

    Viêm mạch

     

    Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất

       

    Khó thở (bao gồm cả bệnh lý hen)

       

    Rối loạn tiêu hoá

    Buồn nôn

    Tiêu chảy

    Nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi

     

    Viêm tuỵ

     

    Rối loạn gan-mật

     

    Tăng men transaminase, tăng bilirubin

    Suy gan, vàng da, viêm gan (không phải do nhiễm khuẩn)

    Hoại tử gan (rất hiếm khi tiến triển dẫn tới suy gan đe dọa đến tính mạng)

     

    Rối loạn về da và các mô dưới da

     

    Phát ban, ngứa, nổi mề đay

    Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, Mụn rộp

    Điểm xuất huyết, ban đỏ đa dạng, ban đỏ nút, hội chứng Stevens-Johnson (có thể nguy hiểm đến tính mạng), hoại tử biểu bì nhiễm độc (có thể nguy hiểm đến tính mạng).

    Phát ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP)

    Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương

     

    Đau khớp

    Đau cơ, viêm khớp, tăng trương lực cơ, chuột rút

    Yếu cơ, viêm gân, đứt gân (thường gặp gân achille), làm nặng hơn triệu chứng của chứng nhược cơ nặng.

     

    Rối loạn thận và tiết niệu

     

    Tổn thương thận

    Suy thận, đái máu, sỏi thận, viêm thận-ống thận kẽ

       

    Rối loạn chung và tại chỗ tiêm truyền

     

    Đau không đặc hiệu, mệt mỏi, sốt

    Phù, đổ mồ hôi (tăng tiết mồ hôi)

    Dáng đi bất thường

     

    Xét nghiệm thăm dò

     

    Tăng phosphatase kiềm trong máu

    Nồng độ bất thường của prothrombin, tăng amylase

     

    Tăng INR (ở các bệnh nhân điều trị bằng thuốc đối kháng vitamin K)

    * Những biến cố được báo cáo trong giai đoạn lưu hành thuốc và được quan sát chủ yếu trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ kéo dài đoạn QT (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”).

    Trong một số trường hợp cá biệt, một số phản ứng bất lợi nghiêm trọng có thể kéo dài (> 30 ngày) và không hồi phục; như viêm gân, đứt gân, rối loạn cơ xương, và các phản ứng khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh bao gồm các rối loạn tâm thần và rối loạn cảm giác.

    Các tác dụng ngoại ý sau thường hay gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân điều trị với dạng tiêm truyền hoặc chuyển tiếp (từ dạng tiêm sang dạng uống):

    Thường gặp:

    Nôn, tăng thoáng qua nồng độ men transsaminase, phát ban

    Không thường gặp:

    Giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, lú lẫn và mất định hướng, ảo giác, dị cảm và rối loạn cảm giác, co giật, chóng mặt, rối loạn thị giác, giảm thính lực,  tim đập nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp, tổn thương gan thoáng qua, vàng da, suy thận, phù.

    Hiếm gặp:

    Giảm bạch cầu, giảm tuỷ xương, shock phản vệ, phản ứng loạn tâm thần, đau nửa đầu, rối loạn khứu giác, nghe kém, viêm mạch, viêm tuỵ, hoại tử gan, điểm xuất huyết, đứt gân.

    Trẻ em

    Tần suất xuất hiện bệnh khớp (đau khớp, viêm khớp) đề cập ở trên được thu thập từ những dữ liệu trong các nghiên cứu trên người lớn. Các báo cáo về bệnh khớp khá phổ biến ở trẻ em (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc”).

    Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

     

    Trong tình huống cấp, uống quá liều, độc tính thận có thể hồi phục đã được báo cáo trên một số trường hợp.

    Ngoài những biện pháp cấp cứu thường quy, cần theo dõi chức năng thận, bao gồm cả pH và acid hóa nước tiểu, nếu cần thiết, để phòng ngừa tinh thể niệu. Bệnh nhân cần được bù nước đầy đủ. Các thuốc antacids chứa Calcium hay magnesium có thể làm giảm sự hấp thu ciprofloxacin khi quá liều.  Chỉ có một lượng nhỏ (<10%) ciprofloxacin được thải trừ bằng cách thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng.

     

    Đặc tính dược lực học

    Nhóm tác dụng dược lý: Kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolone

    Mã ATC: J01MA02

    Cơ chế tác dụng

    Ciprofloxacin có hoạt tính in vitro chống lại với phổ rộng cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tác dụng diệt khuẩn của ciprofloxacin là do ức chế các enzym topoisomerase type II của vi khuẩn (enzym DNA gyrase) và topoisomerase IV là loại enzym cần thiết cho quá trình sao chép, phiên mã, sửa chữa và tái tổ hợp DNA.

    Cơ chế kháng thuốc

    Sự đề kháng in vitro đối với ciprofloxacin chủ yếu là do các đột biến tại vị trí đích trên enzyme topoisomerase IV và gyrase ADN của vi khuẩn qua các đột biến  nhiều bước. Những đột biến đơn có thể chỉ làm giảm tính nhạy cảm với thuốc hơn là gây đề kháng trên lâm sàng, nhưng đột biến nhiều bước thường gây đề kháng trên lâm sàng đối với ciprofloxacin và gây kháng chéo với các thuốc trong nhóm fluoroquinolone.

    Cơ chế đề kháng làm bất hoạt các kháng sinh khác bằng các hàng rào ngăn sự thấm qua (thường gặp trên vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa) và cơ chế bơm ra ngoài có thể ảnh hưởng đến tính nhạy cảm với ciprofloxacin. Cũng đã có báo cáo đề kháng thuốc qua trung gian Plasmid được mã hóa bởi gen qnr. Cơ chế đề kháng làm bất hoạt penicillins, cephalosporins, aminoglycosides, macrolides, và tetracyclines có thể không ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn của Ciprofloxacin. Các chủng có đề kháng với các thuốc này có thể vẫn nhạy cảm với Ciprofloxacin.

    Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) thường không vượt quá 2 lần nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).

    Độ nhạy cảm in vitro với Ciprofloxacin

     Tần suất kháng thuốc mắc phải có thể thay đổi về mặt địa lý và với thời gian đối với các chủng được lựa chọn, cần lưu ý đến các thông tin về kháng thuốc ở địa phương, nhất là khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn  nặng. Cần thiết tham khảo ý kiến chuyên gia, ở nơi có tần suất đề kháng như vậy, khi nghi ngờ về sử dụng thuốc ít nhất trên một số loại nhiễm khuẩn.

    Trên in vitro đã cho thấy các chủng vi khuẩn được liệt kê dưới đây thường nhạy cảm với Ciprofloxacin:

    Chủng ái khí gram (+):

    Bacillus anthracis

     

    Staphylococcus aureus

    (vi khuẩn phân lập nhạy cảm với methicillin)

    Staphylococcus saprophyticus

     

    Streptococcus spp.

     

    Chủng ái khí Gram (-)

    Aeromonas spp

    Moraxella catarrhalis

    Brucella spp.

    Neisseria meningitidis

    Citrobacter koseri

    Pasteurella spp.

    Francisella tularensis

    Samonella spp.

    Haemophilius ducreyi

    Shigella spp.

    Haemophilius influenzae

    Vibrio spp

    Legionella spp

    Yersinia pestis

     

    Vi khuẩn kỵ khí

    Mobiluncus

    Vi khuẩn khác

    Chlamydia trachomatis

    Chlamydia pneumoniae

    Mycoplasma hominis

    Mycoplasma pneumoniae

    Các chủng sau đây cho thấy mức độ nhạy cảm khác nhau với Ciprofloxacin: Acinetobacter baumannii, Burkholderia cepacia, Campylobacter spp., Citrobacter freudii, Enterococcus faecalis, Enterobacter aerogenes, Enterobacter clocae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella oxytoca, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia spp., Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas fluorescens, Serratia marcescens, Peptostreptococcus spp., Propionibacterium acnes.

    Các chủng vốn đã được coi là đã kháng với Ciprofloxacin: Staphylococcus aureus (đề kháng methicillin) và Stenotrophomonas maltophilia, Actinomyces, Enteroccus faecium, Listeria monocytogenes, Mycoplasma genitalium , Ureaplasma urealitycum, vi khuẩn kỵ khí (Trừ Mobiluncus, Peptostreptococus, Propionibacterium acnes)

    Đặc tính dược động học

    Hấp thu

    Sau uống liều đơn viên nén 250 mg, 500 mg và 750 mg Ciprobay được hấp thu nhanh và hoàn toàn, chủ yếu tại ruột non và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 1-2 giờ.

    Sinh khả dụng tuyệt đối đạt khoảng 70 -80%. Nồng độ tối đa trong huyết tương (Cmax) và tổng diện tích dưới đường cong (AUC) tăng tỉ lệ với liều dùng.

    Phân bố

    Khả năng gắn kết với protein của Ciprofloxacin là thấp (20 – 30%), và thuốc có mặt trong huyết tương phần lớn là dạng không ion hoá. Ciprofloxacin có thể khuyếch tán tự do ra bên ngoài thành mạch. Thể tích phân bố thuốc ở mức ổn định là 2 -3 L/kg thể trọng cơ thể cho thấy ciprofloxacin có thể thâm nhập vào các mô và đạt đến nồng độ vượt trên nồng độ tương ứng trong huyết thanh.

    Chuyển hoá

    Các nồng độ nhỏ của 4 chất chuyển hoá đã được báo cáo gồm: desethyleneciprofloxacin (M1), sulphociprofloxacin (M 2), oxocirpofloxacin (M 3), và formylciprofloxacin (M 4). Trên in vitro, các chất chuyển hoá từ M 1 đến M3 có hoạt tính kháng khuẩn tương tự hoặc thấp hơn hoạt tính kháng khuẩn của acid nalidixic. M4, hiện diện với lượng nhỏ nhất, có hoạt tính kháng khuẩn trên in vitro tương đương chủ yếu với norfloxacin.

    Thải trừ

    Ciprofloxacin được chuyển hoá chủ yếu dưới dạng không chuyển hoá qua thận và với một mức độ nhỏ chuyển hóa ngoài thận.

    Trẻ em

    Trong một nghiên cứu trên trẻ em, Cmax và AUC không phụ thuộc vào tuổi. Không quan sát thấy có sự tăng đáng kể Cmax và AUC khi dùng nhiều liều (10mg/kg/TID). Trên 10 trẻ bị nhiễm khuẩn nặng dưới 1 tuổi, Cmax sau 1 giờ tiêm truyền tĩnh mạch với liều 10mg/kg là 6,1mg/L (giới hạn từ 4,6 – 8,3 mg/L); đối với nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi, chỉ số Cmax là 7,2 mg/L (giới hạn từ 4,7 – 11,8 mg/L). Giá trị AUC là 17,4 mg*h/L ( giới hạn từ 11,8 – 32,0 mg*h/L) và 16,5mg*h/L (giới hạn từ 11,0 – 23,8 mg*h/L) ở các nhóm tuổi tương ứng nêu trên. Những giá trị này nằm trong giới hạn đã được báo cáo đối với người lớn ở liều điều trị. Dựa trên dân số, phân tích về dược động học trên các bệnh nhân là trẻ em với nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau, thì thời gian bán huỷ được dự đoán là khoảng 4 đến 5 giờ và sinh khả dụng của dung dịch treo dùng đường uống là khoảng 60%.

    Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng

    Độc tính cấp

    Độc tính cấp của ciprofloxacin dùng đường uống được đánh giá là rất thấp. Theo từng loài, liều gây chết 50% (LD50) sau tiêm tĩnh mạch là 125 – 290 mg/kg.

    Độc tính mạn

    • Các nghiên cứu về tính dung nạp lâu dài trên 6 tháng

    Liều dùng tới 500 mg/kg và cả liều 30 mg/kg được dung nạp mà không gây ảnh hưởng lần lượt trên khỉ và chuột. Có sự thay đổi ở ống lượn xa của thận ở một số khỉ dùng liều cao nhất (90 mg/kg).

    Gây ung thư

    Trong các nghiên cứu về khả năng gây ung thư trên chuột nhắt (21 tháng tuổi) và chuột lớn (24 tháng) với liều cao tới khoảng 1000mg/kg thể trọng/ngày trên chuột nhắt và 125 mg/kg thể trọng/ngày trên chuột lớn (liều tăng đến 250mg/kg thể trọng/ngày sau 22 tuần), không thấy xuất hiện bất kỳ bằng chứng khả năng gây ung thư ở bất kỳ liều nào.

    Độc tính trên sự sinh sản

      Các nghiên cứu trên khả năng sinh sản của chuột

    Ciprofloxacin không gây ảnh hưởng lên khả năng sinh sản, sự phát triển trong tử cung và sự phát triển sau khi sinh, cũng như trên khả năng sinh sản của thế hệ F1.

      Các nghiên cứu độc tính trên phôi thai

    Chưa phát hiện bằng chứng gây độc cho phôi hoặc gây quái thai của ciprofloxacin.

      Sự phát triển trước và sau khi sinh trên chuột

    Chưa phát hiện bất cứ ảnh hưởng nào của thuốc đến sự phát triển trước và sau khi sinh của loài vật này. Ở cuối giai đoạn nuôi, các điều tra bệnh sử cũng không chỉ ra bất kỳ dấu hiệu nào về tổn thương khớp ở các con vật ít tuổi.

    Đột biến gien

    8 thử nghiệm với ciprofloxacin trên in vitro về biến đổi gen đã được thực hiện.

    Mặc dù kết quả của 2 trong số 8 thử nghiệm in vitro này (bao gồm Nghiên cứu đột biến gen gây u bạch huyết trên chuột (Mouse Lymphoma Cell Forward Mutation Assay) và Nghiên cứu nuối cấy tế bào gan chuột đã thay đổi DNA (Rat Hepatocyte Primary Culture DNA Repair Assay) là dương tính, tất cả các hệ thống thử nghiệm in vivo bao gồm tất cả các tiêu chí liên quan đều cho kết quả âm tính.

    Các nghiên cứu về độ dung nạp của khớp

    Cũng như các chất ức chế men gyrase khác, ciprofloxacin gây tổn thương các khớp lớn, chịu trọng lực của cơ thể trên các loài vật chưa trưởng thành.

    Mức độ tổn thương sụn rất khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi, loài, và liều dùng; mức độ tổn thương có thể giảm bớt nếu giảm lực đè lên các khớp. Các nghiên cứu trên động vật trưởng thành (chuột, chó) cho thấy không có tổn thương sụn. Trong một nghiên cứu trên chó săn, sử dụng ciprofloxacin liều cao (gấp 1,3 đến 3,5 lần liều điều trị) gây thay đổi khớp sau 2 tuần điều trị, những thay đổi này vẫn còn quan sát thấy sau 5 tháng. Ở liều điều trị, không thấy những ảnh hưởng nêu trên.

     

    60 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Không sử dụng thuốc quá hạn ghi trên bao bì

     

    Không bảo quản ở nhiệt độ trên 300C.

    Hộp 1 vỉ chứa 10 viên bao phim.

    Tiêu chuẩn cơ sở.

    Bayer AG

    Kaiser Wilhelm Allee

    51368 Leverkusen, Đức

     

     

    Ngày duyệt nội dung tóm tắt sản phẩm:

    Ciprobay Tab/Lev/CCDS19/10052019/PI VN01